Những điều kỳ thú của thế giới động vật
Ngày đăng: 04/11/2024 Lượt xem: 765
SGR - Yêu động vật, bảo vệ động vật thể hiện bản chất văn minh của con người hiện đại. Săn bắn động vật trong rừng còn phải được phép của Chính phủ.
SGR - Yêu động vật, bảo vệ động vật thể hiện bản chất văn minh của con người hiện đại. Săn bắn động vật trong rừng còn phải được phép của Chính phủ. Trẻ con đặc biệt thích tìm hiểu về thế giới muôn loài, thế nên bạn không hề ngạc nhiên khi chúng tìm hiểu về thế giới khủng long, thậm chí là bạn còn cho phép chúng sở hữu cả bộ sưu tập loài động vật đã tuyệt chủng này. Hôm nay, Saigoner mời gia đình nhà ta lướt qua về điều kỳ thú của những loài động vật đang hiện hữu. Thú vị quá phải không nào!
Thứ 1: Em mực
Khi mực gặp nguy hiểm, chúng phun dịch mực đen quánh ra ngoài, nhuộm nước biển thành màu đen kịt khiến kẻ địch không nhìn thấy chúng, thuận lợi cho chúng che chắn bản thân và tẩu thoát. Có giống như phương pháp sử dụng lựu đạn trong chiến tranh không? Mực ma khổng lồ là loài mực có kích thước lớn nhất, mực con dài 3-5 mét, mực trưởng thành dài khoảng 20 mét. Mực khổng lồ rất hung dữ, có thể tấn công cá voi.
Thứ 2: Bạch tuộc thơm tho
Bạch tuộc không có thân, chỉ có đầu và xúc tu. Khi bị kẻ địch tóm xúc tu, chúng tự cắt đứt xúc tu và thừa cơ lẩn trốn, trong khi xúc tu bị đứt vẫn giãy giụa để đánh lừa đối thủ. Vết thương chỗ xúc tu chính của bạch tuộc sẽ mau chóng liền miệng do sự co mạch tối đa từ đó, và không lâu sau, xúc tu mới sẽ mọc ra từ chỗ vết thương. Bên dưới da bạch tuộc ẩn giấu nhiều tế bào sắc tố; khi nhận được tín hiệu điều khiển thần kinh, các tế bào sắc tố sẽ phóng to hoặc co lại, khiến cho màu sắc của cơ thể bạch tuộc thay đổi. Bạch tuộc còn dễ dàng biến hình, ngụy trang thành san hô, đá ngầm, đá rêu phong, sứa, rắn biển… Thật là võ công biến chuyển khôn lường, đáng phục đáng phục.

Bạch tuộc cái suốt đời chỉ sinh sản 1 lần, đẻ khoảng 100.000 trứng. Sau khi đẻ trứng, bạch tuộc cái bỏ ăn bỏ ngủ nghiêm ngặt trông coi bầy con, xua đuổi kẻ săn mồi, vung vẩy xúc tu để dòng nước được đổi mới liên tục đàn con đủ dưỡng khí. Sau khi con non chui ra khỏi trứng, thường thì bạch tuộc mẹ sẽ chết vì kiệt sức. Bạch tuộc mẹ quả là “người mẹ” vĩ đại!
Thứ 3: Sao biển
Sao biển không có mắt, trên xúc tu có “đốm mắt” như bộ phận cảm quang phân biệt sáng tối; trên lớp da gai của chúng có rất nhiều vi tinh thể, mỗi tinh thể tương đương với một thấu kính hoàn hảo, như những đôi mắt nhạy bén, giúp sao biển quan sát được thông tin từ mọi hướng.
Sao biển chủ yếu ăn loài thân mềm như cầu gai, hải quỳ, san hô. Sau khi bắt được con mồi, sao biển sẽ nôn bao tử khỏi miệng, bao tử bọc lấy thức ăn để tiêu hóa. Sau khi ăn xong, chúng thu bao tử vào trong lại. Cho nên, sao biển có thể ăn con mồi lớn hơn nhiều. Kẻ địch lớn nhất của sao biển là đồng loại của chúng. Sao biển có thể tự ngắt xúc tu để chạy trốn khi bị tóm xúc tu, xúc tu bị đứt có khả năng biến thành 1 sao biển mới, còn xúc tu từ vết thương có thể mọc lại hoàn hảo.
Sao biển có khả năng sinh sản mạnh mẽ, không cần thiết phải giao phối mà thụ tinh ngoài cơ thể. Con đực và con cái phóng tinh trùng vào trong nước, sau khi tinh trùng và trứng gặp nhau, sao biển con được hình thành. Thứ 4: Cầu gai (nhím biển, nhum biển)
Cầu gai là động vật đơn tính, sống thành bầy, hình thức sinh sản rất đặc biệt: Nếu có một con cầu gai phóng tinh trùng hay trứng vào trong nước biển thì sẽ kích thích tất cả cầu gai trưởng thành xung quanh cũng tinh bào hoặc noãn bào. Hiện tượng này được gọi là “sinh sản lan truyền”.

Thứ 4: Loài cá mú lười và thích cô đơn
Cá mú không thích bơi lội như những cá nhiệt đới khác, mà thích trốn vào trong hốc đá hoặc san hô. Cá mú Convict rất quyến luyến chỗ ở của mình, chúng chỉ quanh quẩn bên hang, không bơi xa bao giờ. Cá mú là loài động vật có khả năng tự mình chuyển đổi giới tính. Khi mới trưởng thành, chúng đều là giống cái, một năm sau lại chuyển sang giống đực.
Thứ 5: Vì sao muỗi cái hút máu và lây bệnh truyền nhiễm cho người?
Muỗi đực chỉ hút nhựa cây để sống, còn muỗi cái thích hút máu vì máu động vật rất giàu protein, giúp buồng trứng chúng phát triển khỏe. Muỗi dựa vào thính giác và khứu giác, nhanh chóng đến vùng nhiều khí CO2 do con người thở ra. Chúng thích người thân nhiệt cao, nặng mồ hôi; cho nên giữ vệ sinh thân thể cũng là một cách giảm thiểu bị muỗi đốt. Trước khi hút máu mới, muỗi cái tham ăn sẽ nhả ra số máu cũ chưa tiêu hóa hết, và như vậy sẽ truyền nhiễm mầm bệnh cho người.
Thứ 6: Con đỉa (dai như đỉa, đỉa đeo chân hạc)
Đỉa chủ yếu sống nhờ hút máu; giác hút của đĩa mút chặt vào vật bị hút, tới khi no máu chúng mới bỏ đi. Vết thương vật bị hút khó lành vì khi hút máu, tuyến nước bọt của đỉa tiết ra chất chống đông máu và chất làm giãn mạch máu. Có nhiều cách để khiến đỉa tự nhả ra như châm nước muối đặc, nước xà phòng, rượu, giấm lên mình đỉa, nó sẽ tự rơi xuống.
Thứ 7: Sức mạnh Ruồi trâu
Ruồi trâu cái thích tụ tập trên lưng ngựa hay lưng trâu để hút máu con vật; ruồi trâu đực chỉ ăn mật hoa. Con cái có miệng cực sắc, có thể đâm qua lớp da dày của trâu bò để hút máu; mỗi lần có thể hút được 20-40ml máu, loại ruồi trâu lớn có thể hút đến 200ml máu.
Thứ 8: Bọ ngựa
Bọ ngựa là dũng sĩ hiếu chiến trong giới côn trùng, với cặp càng dài to khỏe như hai thanh đại đao. Bọ ngựa có thể thay đổi màu sắc cơ thể theo sự thay đổi của môi trường. Sau khi bọ ngựa cái và bọ ngựa đực giao phối xong, con cái sẽ ăn thịt con đực, vì cần một lượng lớn chất dinh dưỡng để đẻ trứng.
Saigoner mời gia đình chúng ta đón xem tiếp phần 2 trong số tới.
Lộc Nguyễn - 2024