Năm Tỵ nói chuyện rắn (phần 1)
Ngày đăng: 14/02/2025 Lượt xem: 222
By Saigoner.vn
Là người Việt Nam, hẳn không ai không biết đến Truyện Cổ tích Thạch Sanh - Lý Thông, trong đó Lý Thông đại diện cho hình ảnh giao xảo, còn Thạch Sanh đại diện cho hình ảnh chân thật, sức mạnh và kết quả “ở hiền thì gặp lành”. Cũng như một số quốc gia, một số vùng ở Việt Nam xưa đó cũng thờ rắn (mãng xà), với hy vọng rắn hạn chế quấy phá đời sống dân lành và ban cho con người một ít phước lành. Một số chương trình xiếc ở Việt Nam cũng như thế giới ngày nay vẫn có màn biểu diễn xiếc rắn gay cấn, và vẫn rất nhiều khách du lịch thích phiêu lưu tìm cảm giác với chụp ảnh với rắn quấn thân (rắn đã thuần hóa và lấy nọc đọc, xử lý răng). Trại rắn Đồng Tâm mỗi ngày tiếp đón nhiều lượt du khách. Trẻ con thích thú vô Sở Thú quan sát loài rắn qua ô cửa kính trong khu vực nuôi nhốt động vật bò sát.
Rắn từng là loài động vật được người Hy Lạp cổ đại thờ phụng.
Những bộ phim Hollywood về trăn khổng lồ hay cảnh đấu giữa rắn và một loài động vật nào đấy, chưa mấy ai là chưa từng xem, trẻ con cũng thường thích xem youtube với cảnh trận chiến rắn và động vật khác như một hình thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
Nếu đã từng du lịch sang Thái Lan và Campuchia, bạn sẽ thường thấy nhiều nơi tạc hình tượng rắn, có tập tục thờ rắn và khách du lịch thường không thể bỏ qua việc cần thiết phải check-in với những hình tượng rắn, như một đánh dấu “tôi đã đến nơi này”.
Chỉ cần ở nhà và xem phim Ấn Độ, đâu đó đường link sẽ dẫn bạn đến những bộ phim về rắn và các vị thần rắn, những màn ảo thuật rắn điêu luyện. Phim cổ trang Trung Quốc có phim “Thanh Xà - Bạch Xà” thu hút nhiều khán giả với những hình ảnh xinh đẹp của nhân vật, những màn bay và tình tiết hay; Thanh Xà đại diện cho rắn hiền hay cứu người và Bạch Xà đại diện cho cái ác.
Rắn thuần hóa được lấy nọc, nọc rắn được qua các công đoạn xử lý tinh vi, để bào chế huyết thanh cứu người, và cứu vô số người bị rắn cắn hàng năm.
Qua từng con phố, nhìn lên bảng hiệu nhà thuốc, bạn sẽ thấy biểu trưng của ngành y tế có con rắn quấn quanh cây gậy nguyệt quế.
 |
Tương truyền rằng vua Esculape rất giỏi y học, dùng y học cứu người. Một lần đi trên đường gặp con rắn, ông dùng cây gậy vạc con rắn qua bên thì rắn quấn lấy cây gậy, gạt mãi để rắn không bám gậy nữa mà rắn vẫn không buông cây gậy, do đó ông đã đập gậy xuống làm rắn chết. Một con rắn khác ngậm một loài thảo dược tới cứu, làm con rắn kia sống lại. Esculape đã bỏ ra nhiều công phu để mong tìm loài thảo dược ấy, cũng như các loài thảo dược khác để cứu người. Sau đó, ông được thần Zeus (chúa tể các vị thần Hy Lạp cổ) cho phép tham dự vào các hàng tinh tú và ông được xem như thần bổn mệnh của các thầy thuốc. Con cái ông cũng là những vị thầy thuốc tài ba hay những chiến binh xuất sắc: Hygie nuôi rắn để phục vụ chữa bệnh, trở thành nữ thần biểu tượng cho giữ gìn sức khỏe; Panaceé có khả năng chữa mọi bệnh tật; Machaon có tài chữa và làm lành mọi vết thương chiến binh; Podalire là thầy thuốc ngoại khoa tài năng.
Đầu thế kỷ V trước CN, Esculape được tôn thờ là vị thần linh của nền y học Hy Lạp, và biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy trở thành biểu tượng của ngành y tế.