7 Kỳ quan kiến trúc mới của thế giới

7 Kỳ quan kiến trúc mới của thế giới

7 Kỳ quan kiến trúc mới của thế giới

Ngày đăng: 22/10/2024 Lượt xem: 685

SGR - Do 6/7 kỳ quan thế giới cổ đại đều đã bị phá hủy từ lâu, nên ngày 7 tháng 7 năm 2007, Tổ chức New 7 Wonders tại Thụy Sĩ đã công bố 7 kỳ quan kiến trúc mới của thế giới. Xin giới thiệu cùng bạn. Đó là:

1. Vạn lý Trường Thành (Trung Quốc)

Đây là công trình nhân tạo dài nhất thế giới, trải dài 6.400km tại phía Bắc Trung Quốc, được xây dựng vào năm 312 Trước công nguyên, kéo dài dưới nhiều triều đại nhưng phần lớn được xây dựng trong thời nhà Minh. Mục đích: để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của các quốc gia khác.

Vạn lý Trường Thành qua 15 tỉnh thành và ngoại ô Thủ đô Bắc Kinh.

2. Đền Taj Mahah (Ấn Độ)

Hoàng đế Mughal Shah Jahan cho xây dựng Đền Taj Mahal hoành tráng bên bờ sông Yamuna tỉnh Agra, nhằm tưởng nhớ người vợ quá cố Mumtaz Mahal. Công trình bắt đầu được xây dựng năm 1632 và mất khoảng 15 năm để hoàn thành.

Toàn bộ ngôi mộ được xây dựng bằng đá cẩm thạch, gồm 4 tháp, mỗi tháp cao hơn 13 tầng, kết hợp nhiều phong cách kiến trúc: Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo.

3. Đấu trường La Mã (Ý)

Đấu trường La Mã còn được gọi là đấu trường Colosseum, nằm ngay tại thủ đô Rome nước Ý, được xây dựng vào năm 80 sau Công nguyên, huy động 60.000 tham gia xây dựng.

Đấu trường La Mã có chiều cao lên đến 50m, dài 189m, rộng 156m và 3 tầng ghế ngồi. Tuy nhiên, vào năm 207 sau Công nguyên, một đám cháy lớn đã phá hủy tầng trên cùng.

4. Khu di tích Chichen Itza (Mexico)

Chichen Itza là sản phẩm của nền văn minh Maya, được xây dựng bởi một bộ tộc Itza trong thế kỷ thứ IX và phát triển thành một thủ đô trong khu vực cho đến thế kỷ thứ XII; chứa đựng vô số phong cách kiến trúc khác nhau như El Castillo (đền thờ của Kukulkan) và đền thờ của Warriors.

5. Machu Picchu (Peru)

Pháo đài Machu Picchu là một trong những tàn tích nổi tiếng nhất của nền văn minh Inca – nền văn minh phát triển mạnh mẽ trong khu vực dãy núi Andes ở phía Tây Nam Mỹ. Pháo đài được xây dựng vào năm 1450 sau Công nguyên, tuy nhiên, sau đó, thành phố này đã bị thế giới lãng quên suốt thời gian dài, đến năm 1911 mới được phát hiện và năm 1983 được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

6. Tượng Chúa Cứu thế (Brazil)

Tượng Chúa Jesus đứng trên đỉnh núi Corcovado trong công viên quốc gia rừng Tijuca tại thành phố Rio De Janeiro của Brazil được dựng năm 1931 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Brazil độc lập.

7. Thành phố cổ Petra (Jordan)

Thành phố cổ Petra nằm trên sườn núi Hor ở vùng Tây Nam Jordan, là thủ đô của Vương quốc Nabataeans của vua Aretas IV (năm 9 trước Công nguyên – năm 40 sau Công nguyên).

Petra nổi tiếng với những cấu trúc bằng đá, đặc biệt là ngôi đền cao 42m với mặt tiền được chạm khắc bằng đá màu hồng. Thành phố đặc biệt này có gần 600 công trình kiến trúc. Năm 1985 đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

              Nguyễn An Khang 

(sưu tầm)