50 Món quà vô giá dành cho con (Phần 2)

50 Món quà vô giá dành cho con (Phần 2)

50 Món quà vô giá dành cho con (Phần 2)

Ngày đăng: 22/10/2024 Lượt xem: 665

Biên soạn: Nguyễn Hữu Lộc

PHẦN 2

TT

Những điều cha mẹ cần làm

III

Khơi dậy ham muốn học hỏi kiến thức của trẻ

18

Chơi trò chơi có ích cho trí tuệ

Hẳn điều này không quá khó cho các bậc cha mẹ dành cho các con. Đó có thể là trò chơi lắp ráp lego, cờ vua, cờ tướng, giải ô chữ,… Hãy cho trẻ động não, trẻ con sẽ thông minh hơn. Có thể tìm kiếm sự “bật mí”, giới thiệu trò chơi của các bậc phụ huynh khác, của trẻ lớn khác. Dễ lắm, chơi trò chơi vốn là bản năng của trẻ. Đồng thời, hãy tìm bạn cho trẻ chơi. Trẻ không thể chơi một mình và bạn thì không thể có thời gian để chơi với trẻ hoài.

19

Biết quan sát động vật và thực vật

Động thực vật là người bạn không thể thiếu của loài người, của thế giới tự nhiên. Dù làm gì ‘cao cả” đi nữa thì cuối cùng cũng quay về chốn thiên nhiên để cân bằng cuộc sống. Có nhiều “đức tính” của động vật, thực vật đáng cho con người học hỏi: sống chậm để chắc, sống uyển chuyển trong cơn giông bão, sống vô tư hồn nhiên,… Mỗi loài động vật, thực vật đều có một sức mạnh diệu kỳ. Con trẻ yêu động vật, thực vật sẽ biết bảo vệ thế giới tự nhiên và hình thành lòng nhân ái, rèn được khả năng so sánh, liên tưởng. Cha mẹ hãy dẫn con đi thực địa tại các vườn bách thú, vườn bách thảo, các nông trại. Điều này cũng giúp trẻ có điểm số cao hơn trong môn khoa học tự nhiên và sinh vật.

20

Khơi dậy niềm đam mê khoa học kỹ thuật cho trẻ

Ngày nay không khó tìm những trường dạy trẻ phát triển tư duy khoa học kỹ thuật. Các nhà thiếu nhi đều có các lớp phát triển khoa học kỹ thuật cho trẻ. Trong các trường công, trường tư cũng có các câu lạc bộ để các trẻ có nền tảng cơ bản có thể tham gia. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật là vô hạn. Cho nên trẻ có thói quen tiếp cận với khoa học kỹ thuật sẽ không lạc hậu. Con sẽ học được rất nhiều từ các giảng viên dạy môn khoa học, kỹ thuật - điều mà các gia đình không đủ hết phương tiện để dạy con. Con sẽ phát triển được khả năng tư duy logic, phương pháp luận khoa học, năng cao năng lực quan sát, phát triển toàn diện tố chất khoa học của trẻ.

21

Dẫn dắt cho trẻ biết suy nghĩ độc lập

Học được cách suy nghĩ và phán đoán độc lập còn quan trọng hơn kiến thức, vì nó có thể xâu chuỗi sự kiện tạo nên kiến thức mới, thậm chí trong lúc bất ngờ nhất, khi nó đã đi vào tiềm thức và huy động được sức mạnh của tiềm thức. Trí lực của một người cao hay thấp chủ yếu thể hiện qua khả năng tư duy. Có một nhà giáo dục đã nói: “Giáo dục chính là dạy người ta biết tư duy”. Hãy tạo cho con có môi trường tư duy trong gia đình: cho phép con nói ra suy nghĩ của mình,… Cho con một bộ óc tư duy còn quan trọng hơn mọi tài sản.

22

Rèn cho trẻ thành một cao thủ về trí nhớ

Có trí nhớ sẽ có trí tuệ. Nên trí nhớ càng tốt thì trí tuệ càng nhiều, thành công càng nhiều. Chỉ cần trẻ nắm bắt được phương pháp, quy luật ghi nhớ thì hoàn toàn có thể nâng cao khả năng nhớ. Cha mẹ cần biết cách điều chỉnh thành phần ăn uống hợp lý để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con, cần hướng cho con tìm được niềm vui thích qua quá trình học tập.

Các phương pháp ghi nhớ: liên tưởng, sử dụng nhiều giác quan kết hợp, quy nạp, hình tượng, học thuộc lòng,…

23

Khuyến khích con trẻ dũng cảm thể hiện ý kiến của mình

Nếu kiến thức chỉ được tự lưu giữ thì không còn ý nghĩa đối với xã hội. Nó phải được công bố với xã hội. Vì vậy, năng lực biểu đạt là một khả năng không thể thiếu đối với tất cả mọi người. Cha mẹ nên khuyến khích con dũng cảm thể hiện ý kiến của mình, chú ý rèn luyện cho con khả năng ngôn ngữ, làm phong phú nội dung biểu đạt. Được tự do phát biểu ý kiến khiến con sung sướng, tự tin, cảm thấy mình đã lớn.

24

Cùng con mơ ước

Trẻ sẽ khó tự tạo cho mình ước mơ nếu thưở ban đầu mình không định hướng giúp. Hãy khơi gợi cho trẻ mơ ước những điều lành mạnh. Và cùng con mơ ước ước mơ chung và khơi gợi con cùng phấn đấu để đạt ước mơ. Con sẽ thích thú biết bao khi sự cố gắng của con đã thành hiện thực. Từ đó con sẽ biết tự ước mơ và tự hoàn thành ước mơ của riêng mình.

25

Cùng con đi hiệu sách

Giá trị của một quyển sách vượt ngoài mục đích cung cấp kiến thức. Sách còn là một “người thầy dẫn lối”, một “người bạn tâm giao”, suốt đời cùng con phát triển. Thế nên là cha mẹ, nên tập cho con yêu thích đọc sách. Hãy cùng con đi hiệu sách và để trẻ chọn cho mình những quyển sách phát triển niềm vui, kỹ năng, trí tuệ. Hãy lưu lại những tấm hình trẻ chăm chỉ đọc sách. Từ đó khuyến khích con hãy coi sách là bạn, là thầy, là nguồn cung cấp kiến thức vô tận.

26

Giúp trẻ tìm tấm gương học tập

 

Học có định hướng sẽ dễ dàng hơn, hiện thực hơn. Hãy giúp trẻ tìm những tấm gương để phấn đấu học tập. Những tấm gương gần gũi, cùng điều kiện với trẻ, sẽ thuyết phục hơn.

27

Biểu dương từng tiến bộ của trẻ

 

Dù là người lớn hay trẻ con, từng thành tích đều mong muốn người thấu hiểu, công nhận. Cho nên, khi con tiến bộ, hãy biểu dương con và có thể định hướng cho con những mục tiêu khác để đạt được nhiều thêm.

IV

Dạy con biết sống độc lập

28

Rèn cho trẻ khả năng tự lập

29

Dạy con kiến thức pháp luật thông thường

30

Giải thích cho trẻ biết những kiến thức về an toàn

 

3 mục 28 + 29 + 30 hiện có trong môn học “Kỹ năng sống” cấp PTCS của trẻ. Cha mẹ nên dạy con từ sớm qua những điều thấy được, gần gũi trong ngày thì trẻ rất nhanh chóng tiếp thu.

31

Trao cho con trẻ sức mạnh đối mặt với thất bại

 

Cuộc sống không bao giờ chỉ toàn màu hồng, nhưng thất bại không là màu đen. Biết đối mặt với thất bại và đi xuyên qua nó, chinh phục nó, sẽ tạo nên sức mạnh mới và nâng cao sự bình tĩnh giải quyết vấn đề. Có được khả năng này, con sẽ không bao giờ coi thất bại là chuyện lớn, và sẽ vươn lên được dưới mọi hình thức.

32

Trao cho con quyền lựa chọn

 

Ai cũng thích có quyền chọn lựa. Cho nên con sẽ rất biết ơn nếu con được lựa chọn. Một khi đã dạy cho con biết đúng, biết sai, hiết hơn, biết thiệt và con đã thấu hiểu, thì chúng ta nên tôn trọng cho con quyền chọn lựa.

33

Dạy con cách thích nghi với môi trường

 

Môi trường là thứ luôn luôn thay đổi, cho nên kỹ năng thích nghi với môi trường đóng vai trò quan trọng. Khi thích nghi với môi trường sẽ an toàn hơn, vui vẻ hơn. Khi không thể thay đổi được môi trường thì cách tốt nhất là nên thích nghi với nó, giảm tối đa mức thiệt hại mà môi trường mới mang lại, tận dụng những lợi thế mà môi trường mới mang đến.

34

Dạy con biết cách nắm lấy cơ hội

 

Không nhận diện được cơ hội và không biết nắm lấy cơ hội sẽ bị vuột mất thành công. Sự khác nhau của người thành công và người không thành công đôi khi chỉ từ những yếu tố này. Khi nhạy bén với các cơ hội, khả năng thành công dẫn đường thành công cũng là điều dễ hiểu. Cho nên dạy con biết nắm lấy cơ hội là trao tặng cho con chìa khóa cánh cửa thành công.

Có thể cơ hội không luôn đến đúng lúc hoặc không dễ dàng để nhận biết. Đôi khi, cơ hội chỉ đến một lần trong đời, và chúng ta cần biết đón nhận và hành động ngay lập tức. Nếu không nắm bắt cơ hội, chúng ta đồng nghĩa với việc đánh mất thời gian và cơ hội tiềm năng của bản thân. Việc nắm bắt cơ hội cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỷ luật và quyết đoán. Tuy nhiên, nếu chúng ta có tinh thần sẵn sàng và chuẩn bị kỹ càng, chúng ta có thể phát hiện và tận dụng mọi cơ hội đến với mình.

35

Cho trẻ biết giá trị của việc sống khổ

Ý chí con người, năng lực, năng lượng dồi dào của con người không tự dưng mà có, mà nó cần được rèn luyện, và thường thăng hoa khi có kỳ công rèn luyện hay thông qua sự chịu đựng vất vả. Xã hội có sự cạnh tranh gay gắt, và con cần có ý chí và nghị lực để vượt qua các cuộc cạnh tranh đó, vì ba mẹ không thể ở bên con, theo con suốt cuộc đời. Cho nên định hướng cho con có sự rèn luyện vất vả cũng vô cùng cần thiết. Không cho con được khuất phục trước khó khăn, nếu không trực tiếp đối đầu với nó thì đi vòng qua nó; dạy con cách phản ứng tích cực với những hoàn cảnh khó khăn, biến cái khó khăn thành điều thuận lợi.

Nếu thực sự muốn con mình có một tương lai tốt đẹp, hãy dũng cảm để con được rèn luyện qua khó khăn gian khổ.

Vui lòng xem tiếp phần 3 trong kỳ sau. Chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết.